Bóng Đá Việt Nam

U22 Singapore: Những điều cần biết cùng ‘duyên nợ’ với Việt Nam

SEA Games 30 - U22 Singapore sẽ là đối thủ tiếp theo của U22 Việt Nam tại SEA Games 2019. Vậy đội bóng này có gì đặc biệt?

Một ban huấn luyện danh tiếng

Trong một thời gian dài, bóng đá Singapore gắn liền với những vị HLV đến từ châu Âu. Kể từ Milouš Kvaček năm 1992 tới Barry Whitbread và sau đó là người nổi tiếng nhất, Radojko Avramovic, Singapore cùng Thái Lan thống trị Đông Nam Á với một dàn cầu thủ nhập tịch vô cùng chất lượng. Tuy nhiên, kể từ khi ‘phù thủy’ người Serbia không còn dẫn dắt Singapore vào năm 2013, họ bắt đầu một kế hoạch mới.

Kế hoạch đào tạo cầu thủ trẻ bản địa của đất nước này đang được hình thành, và họ cần một BHL danh tiếng nhưng thần thuộc. Và U22 Singapore đang có một ‘bộ sậu’ lừng lẫy. HLV trưởng của họ là ông Fandi Ahmad, một cựu tuyển thủ quốc gia nước này đã có 101 lần ra sân cho Đảo quốc sư tử.

NHM Việt Nam có lẽ ít biết tới Fandi Ahmad, bởi ông từ giã ĐTQG vào năm 1997. Nhưng với 170 bàn thắng trong 332 lần ra sân xuyên suốt sự nghiệp của 1 tiền vệ công, cầu thủ sinh năm 1962 này xứng đáng được tôn trọng.

V9BET - Nhà Cái Uy Tín Châu Á V9BET - Nhà Cái Uy Tín Châu Á
HLV danh tiếng Fandi Ahmad

Phò tá cho Fandi Ahmad là Nazri Nasir, một cựu tuyển thủ cũng có tới 100 lần ra sân cho ĐTQG Singapore. Đáng chú ý nhất, Nazri Nasir là đội trưởng của ĐTQG nước này vô địch AFF Cup 1998 ngay tại Hà Nội. Khi ấy, cái lưng của Sasikumar đã làm tan vỡ giấc mơ của hàng triệu người dân Việt Nam trong trận chung kết diễn ra trên sân Hàng Đẫy.

Tuy vậy, đó gần như là tất cả những gì mà ban huấn luyện của ĐT U22 Singapore có vào thời điểm hiện tại. Họ có thêm 1 HLV thủ môn không có một quá khứ nổi bật, cùng một vài thành viên khác làm nhiều công việc 1 lúc.

Một dàn cầu thủ không ấn tượng

Singapore bắt đầu công cuộc tập trung vào các cầu thủ trẻ từ năm 2012, và thành quả thì chưa thể tới ngay lúc này.

Thực tế, ở Singapore có hẳn một trung tâm đào tạo mang tên “Trung tâm đào tạo bóng đá quốc gia”. Cùng với đó, một đội bóng do LĐBĐ quản lý mang tên Young Lions (Những chú sư tử trẻ) thi đấu ở giải VĐQG.

Tuy nhiên, dù các cầu thủ được đào tạo kỹ lưỡng ở cấp quốc gia rồi sau đó được thi đấu thẳng ở giải đấu số 1 đất nước, Singapore vẫn gặp khó trong việc tìm ra những tài năng trẻ xuất sắc. Ở một đất nước chỉ có 5 triệu dân thì công việc này mang ý nghĩa ‘so bó đũa chọn cột cờ’.

Singapore mới chỉ có 1 điểm - Việt Nam 9

Trước đây, nền bóng đá của Singapore thậm chí không được chú trọng. Họ từng lập ra 1 đội bóng mang tên SingaporeXII thi đấu ở giải VĐQG Malaysia trong những năm 2012-2015. Điều đó giúp các cầu thủ giỏi nhất nước này được cọ sát ở giải đấu lớn hơn, nhưng đồng nghĩa với việc giải đấu trong nước bị bỏ ngỏ, không ai ‘ngó ngàng’ tới. Bóng đá trẻ của đất nước quốc đảo sư tử vì thế không phát triển.

Trong đội hình của U22 Singapore thời điểm hiện tại, có thể dễ dàng kể ra 2 cái tên nổi bật nhất. Đó chính là 2 người con trai của HLV trưởng Fandi Ahmad: Ikhsan Fandi và Irfan Fandi.

Irfan Fandi là một hậu vệ. Anh năm nay 22 tuổi, là đội trưởng của đội U22 Singapore và đang thi đấu tại Thái Lan. Còn người em Ikhsan Fandi là một tiền đạo đang thi đấu tại Na Uy.

Trong 2 anh em, Ikhsan Fandi là người được chú ý hơn, một phần vì anh thi đấu trên hàng công. Nhưng không thể phủ nhận tài năng của cầu thủ sinh năm 1999. Ở tuổi 20, Ikhsan Fandi đã ghi 8 bàn trong 18 lần ra sân cho ĐTQG nước này.

Ngoài 2 cầu thủ rất nổi bật kể trên, U22 Singapore chỉ có thêm 1 số cái tên ‘trung bình’ khác, bao gồm 2 cầu thủ quá tuổi Faris Ramli và Tajeli Salamat. Còn lại, 12/20 cầu thủ hiện đang khoác áo đội Young Lions. Tuy mang ý nghĩa là đội trẻ của ĐTQG Singapore, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ không được các CLB khác của giải VĐQG nước này chú ý tới và ký hợp đồng.

Lịch sử SEA Games và sự đối đầu với Việt Nam

Dù tham dự SEA Games từ những ngày đầu còn mang tên là SEAP Games, Singapore chưa bao giờ giành tấm HCV môn bóng đá Nam. Họ có tổng cộng 3 tấm HCB và 6 tấm HCĐ.

Kể từ ngày mở cửa (1990), Việt Nam cũng chưa bao giờ giành tấm HCV SEA Games. Tuy nhiên, nếu tính cả thành tích của quá khứ, chúng ta đã 1 lần giành ngôi vị cao nhất, ngay từ khi SEAP Games đầu tiên. Còn lại là 7 tấm HCB và 5 tấm HCĐ.

U22 Việt Nam cần phải cẩn trọng trước đối thủ duyên nợ - Việt Nam 9

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của ĐTQG, Singapore đã có tổng cộng 17 trận đấu gặp Việt Nam. Họ chỉ thắng 4 trận và thua tới 6. 7 trận còn lại kết thúc với tỷ số hòa.

Tuy nhiên, Singapore đã thắng trận đấu quan trọng nhất, đó là chung kết Tiger Cup 1998, ngay trên sân Hàng Đẫy. Kể từ đó tới nay, đã 21 năm Singapore không thể thắng Việt Nam ở cấp độ đội tuyển cao nhất. Họ cũng là bại tướng trong hành trình vô địch AFF Cup 2008 của ĐT Việt Nam 10 năm sau đó.

Nếu xét về đội U22/U23, trận đấu gần nhất giữa 2 đội lại chứng kiến kết quả thắng nghiêng về đảo quốc sư tử. Tại SEA Games 2013 trên đất Myanmar, các cầu thủ U23 Việt Nam đã để thua với tỷ số 1-0.

Ở SEA Games 2009, U23 Việt Nam đả bại Singapore với tỷ số 4-1 ở bán kết. Phan Thanh Bình, Mai Tiến Thành, Nguyễn Ngọc Anh và Chu Ngọc Anh là những cầu thủ lập công.

Trước đó 2 năm, U23 Singapore đã thắng Việt Nam với tỷ số 3-2 ở vòng bảng, dù sau đó cả 2 đội dắt tay nhau đi tiếp. Gặp lại nhau ở trận tranh hạng 3, U23 Singapore đại thắng với tỷ số 5-0, khi mà Việt Nam đã sa thải HLV trưởng Alfred Riedl.

Ở SEA Games 2005, Việt Nam thắng với tỷ số 2-1, còn trong 2 kỳ SEA Games 2001 và 2003, 2 đội không gặp nhau. Từ năm 1999 trở về trước, SEA Games vẫn là giải đấu cho ĐTQG.

Đọc thêm:

Đoàn TTVN thưởng đậm cho HCV, không bỏ đói VĐV

HCV thứ ba ĐTT Việt Nam: Hơn cả một tấm Huy chương!

Có Thể Bạn Cần

Bình Luận

Bài Viết Liên Quan

Back to top button
P

Adblock Detected

Vui lòng tắt ứng dụng chặn quảng cáo!!!