Indonesia vs Việt Nam: Ký ức kinh hoàng về đêm trường tăm tối
Việt Nam đang có phong độ tốt và được xem là cửa trên khi làm khách của Indonesia, đội đang...
Read more“Phù thủy trắng” Philippe Troussier nhận ra một thiếu sót lớn của các cầu thủ Việt Nam, đặc biệt là những tuyển cầu thủ trong thời gian qua, và chấp nhận xuất tướng dẫn dắt U18 Việt Nam để chỉnh sửa “lỗ rò” đó.
Bởi với ông, đó sẽ là thế hệ trụ cột thực hiện giấc mơ World Cup 2026! Những ngày vừa qua, có một tin vui đã bị che mờ dưới ánh sáng từ “hỏa ngục” của những quả pháo. Dư luận đang bận rùng mình ớn lạnh trước sức công phá dữ dội của vấn nạn pháo sáng, vào đùi một CĐV nữ trong trận Hà Nội - Nam Định và vào thẳng bộ mặt của bóng đá Việt Nam; bận thảo luận tìm giải pháp dứt điểm tình trạng nguy hiểm này, mà quên mất những tín hiệu lạc quan trong thời gian qua.
Mọi chuyện không quá bi quan như vậy. ĐT Việt Nam vừa hòa trên sân Thái Lan ở vòng loại World Cup khi vắng bóng đến 4 trụ cột. U22 Việt Nam thắng U22 Trung Quốc đầy thuyết phục ngay trên đất khách. Và điều đáng ăn mừng nhất: U18 Việt Nam vừa có thuyền trưởng mới, là cựu HLV ĐT Nhật Bản và là chiến lược gia ở đẳng cấp World Cup
Tên ông là Philippe Troussier, nhưng người ta thường gọi ông là “Phù thủy trắng”, biệt danh đến từ giai đoạn gắn bó với bóng đá châu Phi.
Từ năm 1989 đến 1998, chiến lược gia người Pháp làm việc ở Bờ Biển Ngà, Nigeria, Burkina Faso, Nam Phi; cũng như dẫn dắt ĐTQG Morocco vào năm 2005. Tại lục địa đen, thành tích ấn tượng nhất của ông là đưa Nam Phi đến với VCK World Cup 1998.
Nhưng đó chưa phải chiến quả ấn tượng nhất, thứ chỉ đến khi ông tiếp tục vượt đại dương sang Viễn Đông. Cầm trong tay ĐT Nhật Bản, ông đã giúp họ vô địch châu Á vào năm 2000, giành ngôi Á quân Confederations Cup 2001, cũng như đưa Samurai Xanh vào đến vòng 1/8 World Cup 2002 trên sân nhà. Đó là lần đầu tiên Nhật Bản vượt qua vòng bảng một kỳ World Cup.
Ngoài ra, dưới bàn tay ma thuật của “phù thủy trắng”, Olympic Nhật Bản cũng tiến vào đến Tứ kết kỳ Thế vận hội ở Sydney năm 2000. Đó cũng là năm Philippe Troussier được AFC vinh danh là “HLV xuất sắc nhất châu Á”.
Đã 20 năm trôi qua kể từ những ngày huy hoàng ấy, nhưng những thành tích đó vẫn rất đáng nể ở tầm quốc tế, và đồ sộ so với bóng đá châu Á. Cộng thêm việc Troussier còn từng dẫn dắt Olympique Marseille và AS Monaco trong giai đoạn 2004-05, cũng như làm việc ở Trung Quốc ở nửa đầu thập niên 2010s, mới thấy bóng đá Việt Nam đã đang may mắn như thế nào khi có được ông ở PVF và giờ đây, ở cabin huấn luyện ĐT U18 Việt Nam.
“Lý do khiến tôi chấp nhận trở thành HLV trưởng U18 Việt Nam là việc tôi đã làm việc ở Việt Nam hơn 1 năm qua. Tôi cũng đã có nhiều những sự kết nối với Liên đoàn trong thời gian ở đây” – HLV Philippe Troussier giải thích.
“Từ giờ đến vòng loại giải U19 Châu Á (nơi Việt Nam đăng cai bảng J từ ngày 6-10/11 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng các đối thủ Nhật Bản, Mông Cổ và Guam) còn 60 ngày thôi nên công tác chuẩn bị khá gấp gáp. Tất cả phải tập trung nỗ lực vì giải đấu tới, tôi rất háo hức với vai trò mới nhằm giúp Việt Nam giành kết quả tốt tại vòng loại” – ông khẳng định.
Thời gian 2 tháng tới thực sự là rất gấp gáp, nhưng lại không phải quá sức với Troussier, người đã làm việc hết sức có tâm từ khi sang Việt Nam.
Còn nhớ ở giải U19 Quốc gia hồi đầu năm nay, trong khi Giám đốc Kỹ thuật VFF Jurgen Gede đến trận Chung kết mới đến dự khán, thì Troussier – với tư cách GĐKT của PVF – đã xuất hiện ngay từ đầu ở Pleiku để tận mắt theo dõi đầy đủ những tinh hoa tương lai của bóng đá Việt Nam.
Không những xem, chiến lược gia 64 tuổi còn trao đổi, lắng nghe tâm tư của HLV các đội, rồi từ đó chia sẻ quy trình cùng giải pháp tốt nhất để sao cho các tài năng bóng đá trẻ tiếp tục phát triển và đi đến đích là khoác áo ĐTQG.
Trong buổi họp báo đầu tiên trong tư cách HLV trưởng U18 Việt Nam, Philippe Troussier cũng phát biểu đầy khiêm tốn: “U22 Việt Nam vừa thi đấu cùng U22 Trung Quốc, và tôi nhận thấy khao khát, nỗ lực trong từng cá nhân. Đó là điều tôi muốn hướng đến cho U19 Việt Nam.
Tất nhiên, nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới thành tích của đội bóng. U19 Việt Nam sẽ phải làm việc, cùng nhau hướng đến mục tiêu trong tương lai”.
“Với tư cách HLV của U19 Việt Nam, tôi coi mình như là trợ lý cho ông Park. Tôi mong muốn đội bóng đạt được những thành tích như U23 Việt Nam hay đội tuyển quốc gia của ông ấy”.
Ơ NHƯNG MÀ KHOAN, GƯỢM ĐÃ!!! Mọi chuyện liệu có đơn giản như thế? Một HLV đẳng cấp thế giới chỉ vì một chữ tâm mà hạ mình làm HLV tuyển U18 của một chú ngựa ô mới nổi như Việt Nam?
Hãy bắt đầu lý giải bằng chia sẻ đầu tiên của ông khi đến dải đất hình chữ S làm việc hồi năm ngoái: “Tôi quyết định bước vào thử thách này khi nhận được lời mời. Tháng 3 vừa qua, tôi lần đầu tiên gặp gỡ các quan chức của PVF. Sau đó, tôi đến Việt Nam để xem xét cơ sở vật chất và có buổi gặp mặt chính thức các thành viên PVF, tôi cho rằng đây là một thách thức khá thú vị”.
“Tôi đã tìm được tiếng nói chung với các nhà lãnh đạo nơi đây và cho rằng việc đội tuyển Việt Nam có tên thi đấu ở hai kỳ Olympic Paris 2024 và vòng chung kết World Cup 2026 là những dự án đầy hứa hẹn. Triết lý bóng đá và kinh nghiệm của tôi đã giúp tôi nhận ra rằng mình muốn tham gia vào dự án này”.
Từ phát biểu đó đến nay đã gần 1 năm, và theo cây viết Khắc Sơn của báo Bóng đá, quyết định “xuất tướng” vào thời điểm này của Troussier là có ý đồ: “Đây là một quyết định đầy tính toán của nhà cầm quân người Pháp. Bởi muốn thực hiện giấc mơ lớn cùng PVF cũng như bóng đá Việt Nam thì ông Philippe Troussier phải lăn lộn vào thực tế, dẫn dắt những đội bóng trẻ, giúp họ thành công để gây dựng cơ đồ”.
“Chấp nhận rời ghế tổng chỉ huy một thời gian, cầm lại sa bàn là quyết định được cho là phù hợp của ông Philippe Troussier. Sau thời gian gắn bó với bóng đá Việt Nam, ông Troussier đã có thêm nhiều hiểu biết. Các học trò của ông ở PVF cần được trui rèn, những tài năng trẻ ở các các lò đào tạo khác cũng cần được bồi dưỡng. Và để thực hiện giấc mơ lớn thì một mình PVF thôi là chưa đủ, cần một kế hoạch hành động tổng thể và hơn ai hết, ông Troussier phải xuất tướng”.
Nhiều người bị ám ảnh bởi thuyết âm mưu nói riêng, và lo lắng cho tương lai xa của ĐT Việt Nam nói chung, còn nhận định đây chính là bước đi đầu tiên của VFF cho thời kỳ hậu Park Hang-seo.
Nếu nhà cầm quân đại tài 60 tuổi tiếp tục thành công vang dội, cơ hội để chúng ta giữ được chân ông trước sự thèm thuồng của chính ĐT Hàn Quốc hoặc Nhật Bản là bao nhiêu?
Khi đó, Việt Nam sẽ cần những giải pháp xứng tầm. Đó có thể là “phù thủy trắng”, nếu ông thể hiện tốt ở U18. Mà thực ra, Philippe Troussier cũng đã để ngỏ khả năng này ngay từ đầu!
Một năm về trước, khi được PV Zing hỏi rằng nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch, ông có muốn dẫn dắt đội tuyển của Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024 và World Cup 2026 hay không, ông lấp lửng: “Có khả năng này lắm chứ. Ngày mai, mọi thứ đều có thể xảy ra trong bóng đá. Hôm qua là lịch sử, hôm nay là món quà, còn ngày mai là bí ẩn. Điểm đến của mỗi chúng ta trong tương lai đều không thể xác định”.
Nhưng thôi hãy tạm bỏ qua thuyết âm mưu, để cùng dự đoán những đổi thay trước mắt – cực kỳ đáng trông đợi của HLV Philippe Troussier ở U18 Việt Nam.
Đầu tiên, cần nhấn mạnh rằng đây là một vai trò cực kỳ phù hợp với Troussier, người trước khi đạt được thành công vang dội cùng nhiều ĐTQG, từng được biết đến với tài phát triển và tin dùng các cầu thủ trẻ.
Theo một bài báo của tờ Mail & Guardian vào năm 1998, Philippe Troussier từng có thời gian ngắn ngủi dẫn dắt ĐT Nigeriaở 4 trận vòng loại World Cup vào năm 1997, trước khi rời đội vì bộ trưởng bộ Thể thao nước này can thiệp quá nhiều vào chuyên môn.
Ở châu Phi thời điểm ấy, Troussier được biết đến với tài phát hiện những tài năng trẻ và khả năng biến họ thành những ngôi sao. Những Jacob Tshisevhe, Thabang Lebese và Thabo Mooki đã ra mắt CLB Kaizer Chiefs khi Troussier còn là HLV trưởng vào năm 1994, trước khi được ĐT Nam Phi triệu tập.
Người dại diện Mamadou Gaye khẳng định Troussier luôn muốn tạo cơ hội cho các cầu thủ trẻ chứng tỏ bản thân, và sẵn sàng để những ngôi sao không có sự chuẩn bị tốt ngồi ngoài, “như ông ấy đã làm ở Nigeria, khi đẩy Victor Ikpeba (từng đá cho Monaco, Dortmund) hay Jay-Jay Okocha (lúc đó đang chơi cho Fenerbahce, sau này chuyển đến PSG và rồi trở thành huyền thoại của Bolton) lên băng dự bị”.
Và cuối cùng, hãy cùng khám phá một nét tính cách đặc trưng của Troussier - điều từng khiến ông gây bất bình ở Nam Phi, nhưng lại rất có thể sẽ là bàn đạp, làm bật lên một thứ vũ khí mới của bóng đá trẻ Việt Nam: Theo Sunday Times, trong quyển tự truyện xuất bản vào năm 2019 này, cựu tuyển thủ QG Nam Phi - Neil Tovet tiết lộ Philippe Trousier từng… ném bánh mì vào ba cầu thủ của Kaizer Chiefs, khi chiến lược gia nóng tính này dẫn dắt “Những tù trưởng” vào năm 1994.
Đó là câu chuyện lý giải vì sao Troussier chỉ gắn bó với Chiefs được đúng một năm, dù ông cập bến trong những lời chào mừng rình rang với những thành công vang dội trước đó trên đất Tây Phi. “Tiếng Anh của HLV không được tốt, nên ông thường xuyên gặp khó khăn để truyền tải những ý tưởng của mình, và phải ra dấu rất nhiều” - Tovey viết trong tự truyện.
“Ông ấy thường dễ mất bình tĩnh và lớn tiếng với các cầu thủ mỗi khi mọi chuyện không đi đúng hướng, đặc biệt là với Doctor Khumalo - người rất ghét bị la mắng”. “Khi đến làm việc ở một đất nước nào đó, điều quan trọng là anh phải hiểu được văn hóa của đất nước ấy. Song có vẻ như Troussier không cảm nhận được tình hình chính trị nhạy cảm của Nam Phi vào thời điểm đó”.
“Ví dụ, mỗi khi cố gắng chứng minh quan điểm của mình về một việc gì, ông thường nhấn mạnh ‘Mandela là người to lớn với các cậu, nhưng không phải đối với tôi’. Với một số cầu thủ da màu của đội khi ấy, Troussier không khác gì một blanke baas (ông chủ da trắng) của chế độ apartheid cũ”.
Một dẫn chứng khác là thời điểm Kaizer Chiefs chuẩn bị đối đầu Umtata Bush Bucks tại thành phố Port Elizabeth - “khi Troussier thực sự khiến các cầu thủ bị kích động”.
Cụ thể, khi ấy HLV Troussier quyết định dời lịch bữa ăn trước trận từ 11 giờ trưa lên 10h30 sáng, nhưng ba cầu thủ cùng phòng là Khumalo, Jacob Tshisevhe và Gardner Seale đã không để ý đến thông báo nên xuống ăn trễ.
“Khi đó chúng tôi đang ăn dở bữa và người phục vụ bê vào thêm một rổ bánh mì Bồ Đào Nha. Doctor (Khumalo) đã thản nhiên ngồi xuống, lấy một vài ổ trước khi HLV người Pháp nổi trận lôi đình. Ông ấy đứng dậy, chộp lấy cái rổ và ném những ổ bánh mì vào Jacob, Gardner và Doctor. Kết quả là họ bị dính bột khắp người”.
“Chúng tôi thực sự đã cảm thấy ghê tởm trước những trò hề của HLV và tự hỏi vì sao mình phải tham gia trận đấu này. Luôn có sự khác biệt giữa việc giận dữ và thiếu tôn trọng người khác”.
“Điều đáng nói là chuyện này xảy ra vào tháng Hai - chỉ ít lâu sau khi triều đại của HLV người Pháp bắt đầu. Chúng tôi đã rất buồn và tất cả đều nhất trí ‘chuyện này đã đi quá giới hạn”.
Đội bóng không muốn thi đấu và khằng định vói người quản lý rằng “gã HLV này là một kẻ điên”. “Cuối cùng, Troussier cũng đã xin lỗi về những hành động quá nóng tính của mình, và chúng tôi đã ra sân thi đấu”.
Đó là câu chuyện của 25 năm về trước, trước khi Troussier đã rút kinh nghiệm và biến thất bại ở Kaizer Chiefs thành nền tảng cho thành công cùng ĐT Nam Phi và Nhật Bản về sau này. Điều cốt yếu cần nhận ra là, dù tất nhiên đã giảm bớt và điều chỉnh để ứng xử phù hợp hơn, đó vẫn là một HLV đầy kỷ luật, nghiêm khắc và sở hữu cá tính mạnh mẽ.
Và cá tính, cũng chính là những gì các cầu thủ trẻ Việt Nam còn thiếu trong thời điểm này: “Việt Nam có nền văn hóa bóng đá khá lâu đời, nhưng mặt thành tích còn rất non trẻ. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có khá nhiều học viện bóng đá, cũng đạt được một số thành tích, nhưng bóng đá Việt Nam vẫn còn thiếu bản sắc, thiếu niềm tin vào bản thân mình”.
“Theo tôi quan sát, các cầu thủ Việt Nam khi nghe thấy mình gặp phải một đối thủ mạnh, họ luôn cảm thấy khó có thể thi đấu sòng phẳng với đối thủ được, và phải trông chờ vào những điều gì đó rất phức tạp để giành chiến thắng.
Hãy nhìn vào Mexico ở châu Mỹ. Họ chỉ là một nền bóng đá ở mức trung bình khá, nhưng khi đội tuyển của họ phải chạm trán những đối thủ mạnh như Brazil chẳng hạn, Mexico không bao giờ sợ hãi và tự tin chơi thứ bóng đá của mình. Tôi muốn Việt Nam trở thành một Mexico của châu Á”.
Liệu cách huấn luyện mạnh mẽ của Philippe Troussier có thể làm bật lên cá tính của những Phạm Xuân Tạo, Võ Nguyên Hoàng hay Huỳnh Công Đến? Cùng chờ xem!
Việt Nam đang có phong độ tốt và được xem là cửa trên khi làm khách của Indonesia, đội đang...
Read morePhía sau pha ăn mừng mang phong cách Cristiano Ronaldo sau khi sút tung lưới Malaysia, không chỉ là cảm...
Read moreChưa đầy một năm sau cuộc thư hùng ở Chung kết AFF Suzuki Cup 2018, đại chiến Việt Nam vs...
Read moreBa biến cố lớn nhất trong cuộc đời – có giá trị tham khảo cả trong bóng đá lẫn cuộc...
Read moreVietnam9 xin gửi đến các độc giả bản dịch bài tự sự rất hay, nhiều chi tiết độc và giàu...
Read moreTròn 10 năm từ ngày Bình Dương “quẩy nát” ở AFC Cup 2009, V.League mới có thêm một đại diện...
Read moreMinh Vương là cái tên sáng nhất đêm qua của V.League. Cú hat-trick vào lưới Hải Phòng không chỉ giúp...
Read moreHọ đã sớm phải lòng nhau chỉ sau vài trận đấu. Dani Ceballos, tiền vệ tài hoa bị Real Madrid...
Read moreVietnam9.net xin gửi đến quý độc giả bản dịch hoàn chỉnh bài viết của chính Trent Alexander-Arnold, kể về câu...
Read more“Phù thủy trắng” Philippe Troussier nhận ra một thiếu sót lớn của các cầu thủ Việt Nam, đặc biệt là...
Read more