Bóng Đá Châu ÂuBóng Đá Việt Nam

Xin lỗi bầu Đức, vì chúng tôi đã quên!!

Bóng đá Việt Nam – Không chỉ với CĐV HAGL, những người yêu mến bóng đá Việt Nam nợ bầu Đức một lời xin lỗi.

“Cảm ơn bầu Đức” – chuyện chưa bao giờ cũ

“Cảm ơn bầu Đức” có lẽ là dòng chữ đã từng được “lên tít” rất nhiều ở báo giới thể thao Việt Nam thời kỳ trước. Không những thế, nó còn được nhiều CĐV của bóng đá Việt Nam nói chung và HAGL nói riêng liên tục sử dụng. Đến nỗi, giờ đây câu nói này đã trở thành một cụm từ quen thuộc trong giới hâm mộ bóng đá.

Không cảm ơn sao được khi ông bầu sinh năm 1962 là nhân tố nổi bật nhất của bóng đá Việt kể từ ngày lên chuyên nghiệp. Bắt đầu từ những ngày đầu tiên, ông chứng minh mình quả thực là một người tiên phong. Ông biến HAGL trở thành CLB mạnh nhất nhì Việt Nam bằng phương pháp kết hợp doanh nghiệp với địa phương, trở thành người đi đầu cho trào lưu doanh nghiệp hóa các CLB bóng đá.

CLB Hoàng Anh Gia Lai được thành lập vào năm 2001, trên cơ sở là đội bóng đá Gia Lai - Kon Tum vốn đang vật lộn ở giải hạng Nhất. Thời kỳ đó, những CLB bóng đá của Việt Nam vẫn trực thuộc những đơn vị nhà nước như quân đội, công an, hải quan hay các tỉnh, thành phố… kể cả đó là những CLB mạnh nhất như Thể Công, Sông Lam Nghệ An, Cảng Sài Gòn…

Sự xuất hiện của một doanh nghiệp làm bóng đá là quá mới mẻ, nhưng lại tỏ hiệu quả ngay lập tức. HAGL lên hạng và vô địch V-League 2 mùa liên tiếp. Chính nhờ sự đổi mới và thành công nhanh chóng đó mà sau này, hàng loạt CLB non trẻ ra đời như Gạch Đồng Tâm Long An, LG. Hà Nội ACB hay Thép Việt Úc – Hải Phòng… Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức trở thành người tiên phong ngay ở những ngày đầu tiên của một nền bóng đá Việt Nam chuyên nghiệp.

Bầu Đức là người đưa HLV Park Hang-seo về Việt Nam - Việt Nam 9

Không chỉ có CLB HAGL, bầu Đức cũng là người tiên phong tạo nên lò đào tạo trẻ bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. Lò đào tạo HAGL-JMG sinh ra vào năm 2007 quả thực là một sự kiện gây chấn động. NHM bóng đá Việt Nam không chỉ sốc bởi một khái niệm mới lại tiêu tốn quá nhiều tiền vào thời điểm đó, mà còn bởi nó được gắn mác Arsenal – một CLB nổi tiếng ở Anh quốc. Ngày ấy, Arsenal và bóng đá Anh giống như là một thế giới khác đối với chúng ta vậy.

Và cũng không thể không nhắc tới mối lương duyên mà bầu Đức mang về với bóng đá Việt Nam vào năm 2017. Đó chính là HLV Park Hang-seo, người trực tiếp gắn liền với những thành công gần đây của ‘những chú Rồng vàng’. Nếu không có sự quyết đoán của ông chủ của HAGL, có lẽ giờ đội tuyển quốc gia của chúng ta đang được dẫn dắt bởi một HLV nội, người trên thực tế vừa mất việc trong năm 2019 vì thành tích kém cỏi.

Và vì thế, chúng tôi xin “Cảm ơn bầu Đức” một lần nữa.

Và cũng xin lỗi ông, bởi chúng tôi đã quên!!

Trong thành công của bóng đá Việt Nam 2 năm gần đây, bầu Đức không được nhắc đến nhiều như trước nữa. Chuyện cũng đúng thôi khi thành tích của CLB HAGL thì đang trồi sụt, còn trên tuyển quốc gia thì những nhân tố khác đang dần nổi bật hơn những ‘đứa trẻ phố Núi’.

Thậm chí, mọi chuyện nhanh chóng xoay chiều bởi phần đông người hâm mộ không thích tính cách của ông trên mặt báo. Những phát biểu của vị chủ tịch 57 tuổi bị đánh giá là ‘ngông, sốc nổi’ và là ‘cố tình nói to chuyện’. Kể từ đó, làn sóng chế nhạo ông trỗi dậy và lan truyền nhanh chóng. Nhanh đến mức người ta quên đi những gì mà ông đã đóng góp chỉ mới đây tôi.

Cám ơn bầu Đức - Vietnam9.net - Bầu Đức sẽ giữ chân những Văn Toàn, Việt Hưng, Minh Vương ở lại HAGL ở V.League 2020
Bầu Đức tự hào với những sản phẩm của lò đạo tạo HAGL.

Kể từ sau thành công tại VCK U23 châu Á 2018, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã không còn phải quá lo chuyện tài chính nữa. Dù hiện nay, chiếc ghế phó chủ tịch tài chính vẫn đang vô chủ (sau khi ông Cấn Văn Nghĩa rút lui) thì VFF vẫn đang sống tốt với những nguồn thu dồi dào của mình.

Nhưng không ai nhớ, chỉ trước đó 1 năm thôi, vào thời điểm 2017, nền tài chính bóng đá của chúng ta vẫn còn đang ở thời điểm tưởng chừng như rất chuyên nghiệp, nhưng thực ra lại cực kỳ ‘bao cấp’.

Như một tờ báo đã giật tít: “7 nhiệm kỳ, VFF tìm người giỏi… xin tiền”. Đó là thực trạng của một phó chủ tịch VFF phụ trách tài chính nhiều năm trở lại đây. Ngay cả đối với những doanh nhân thứ thiệt như Lê Hùng Dũng hay Đoàn Nguyên Đức, câu chuyện đó không thay đổi.

Và đối với bầu Đức, khi làm phó chủ tịch VFF, ông “cho” nhiều hơn “xin”. Cũng không phải ai khác mà chính chủ tịch của HAGL đã trả hơn 20 tỷ/năm tiền lương cho HLV Park Hang-seo, dù thời điểm đó tập đoàn của ông đang điêu đứng vì thiếu vốn. Sau này, khi được hỏi, ông Đức đáp gọn lỏn: “Tôi biết VFF hết tiền rồi nên tôi tự rút tiền túi ra cho nhanh được việc”.

Bầu Đức âm thầm theo dõi U22 Việt Nam thi đấu trên truyền hình ở SEA Games 30

Mỗi năm, VFF cần không dưới 70 tỷ cho những kế hoạch của mình. Dưới danh nghĩa phó chủ tịch tài chính trong 5 năm, số tiền mà bầu Đức chi ra cho bóng đá Việt là không hề nhỏ, dù dưới danh nghĩa tài trợ hay chu cấp hiện vật, cơ sở vật chất. Vì thế, khi chúng ta đang sống trong những ngày tươi sáng nhờ nguồn tiền từ các doanh nghiệp tài trợ, đừng quên bầu Đức, bầu Dũng đã từng có những đóng góp lớn lao cho hành trình hóa rồng từ những ngày gian khổ trước đây.

Với bóng đá Việt Nam, ông bầu Đoàn Nguyên Đức là người đi tiên phong từ những ngày đầu, là ông mai mát tay cho “mối nhân duyên vàng”, và là người ở bên chúng ta vào quãng thời gian khó khăn nhất. Người làm bóng đá Việt Nam cảm ơn và xin lỗi ông, vì đã trót quên đi ông khi bước vào một “thời kỳ mới”.

Đọc thêm: 

5 điều ước cho HAGL trong năm 2020

Chiến lược của bầu Đức sụp đổ, HAGL giải thoát cho những ngôi sao

Có Thể Bạn Cần

Bình Luận
Tags

Bài Viết Liên Quan

Back to top button

Adblock Detected

Vui lòng tắt ứng dụng chặn quảng cáo!!!
P