Việt Nam - Thái Lan - Chúng ta là ai - Lý giải thành công của bóng đá Việt Nam trên góc độ khoa học.

Trước khi Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF tìm ra được vị chiến lược gia tài ba Park Hang Seo, thì các cấp độ đội tuyển bóng đá Việt Nam luôn đi sau người Thái - về cả kết quả đối đầu lẫn thành tích ở các giải đấu trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Đó là một sự đè nén, bĩ cực đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua trước ‘kỷ nguyên’ Park Hang-seo.

Dù từng nhiều thời điểm sở hữu một thế hệ vàng chất lượng, nhưng bóng đá Việt Nam vẫn liên tiếp đón nhận những cay đắng khó quên khi đối đầu với Voi chiến. Phải chăng, đó là một “nỗi sợ” làm cho chúng ta không thể vượt qua? Đó là chưa kể khi Việt Nam đối đầu với các đội bóng mạnh hơn tại đấu trường châu lục, chúng ta cũng có phần sợ hãi dẫn đến việc chơi bóng không đúng với phong độ, khả năng vốn có của mình.

Việt Nam - Thái Lan - Nỗi khiếp sợ gần 2 thập kỷ

Từ ngày bóng đá Việt Nam bắt đầu hội nhập cho đến trước “kỉ nguyên” Park Hang Seo, chúng ta đã liên tục bị tấn công bởi những ám thị tiêu cực :

“Chúng ta không thể thắng được người Thái”

“Tôi sẽ chẳng bao giờ làm nên trò trống gì cả”

“Chúng ta không thể có nổi 1 điểm khi đấu với Hàn Quốc đâu.”

“Anh không có cơ hội nào hết, cố gắng để làm gì?”

“Chúng ta không thể cầm bóng được khi đối đầu với Nhật Bản”

“Cố gắng đến mấy cũng chẳng ích gì”

“Bóng đá Việt Nam vẫn không thể bước ra khỏi vùng trũng ĐNÁ”

“Tôi nghĩ sự việc càng lúc càng tệ hại hơn rồi”

“V-League là một giải đấu đầy rẫy những tiêu cực, chúng ta không nên xem nó nữa”

“Tôi nghĩ mình đã quá già rồi”

Ngoài những câu nói đó, còn có hàng trăm ám thị tiêu cực khác đã diễn ra trong quá khứ của bóng đá Việt Nam và trong cuộc sống của mỗi người. Điều này cũng giống như những đứa trẻ mới chào đời, do không thể chống trả, chúng đã chấp nhận những ám thị này một cách vô thức và biến chúng trở thành hiện thực. Tuy nhiên, khi trưởng thành, chủ thể có khả năng ý thức được đúng sai và có khả năng sàn lọc, lựa chọn những ám thị tích cực trong cuộc sống.

Việt Nam - Thái Lan - n oán chồng chất với người Thái.

Theo nghiên cứu của tiến sỹ nối tiếng người Mỹ Joseph Murphy khi nghiên cứu về Tiềm thức, tâm thức có 2 cấp độ: Ý thức hay còn gọi là cấp độ lý trí và Tiềm thức còn gọi là cấp độ phi lý trí. 

Tiềm thức chấp nhận những gì được ghi khắc lên nó hoặc những gì bạn tin tưởng một cách có ý thức. Nó không suy luận sự việc như ý thức vẫn làm, và nó cũng không tranh luận với chủ thể về việc đúng sai. Tiềm thức giống như một mảnh đất luôn tiếp nhận bất kỳ loại hạt giống nào, dù tốt hay xấu.

Việt Nam - Thái Lan - Ám thị tiêu cực vô hình của bóng đá Việt Nam

Ý thức bị tác động mạnh bởi các ám thị tiêu cực lẫn tích cực và dẫn đến tiềm thức sẽ dung nạp vào những giá trị bởi các ám thị.

Ngày 26/09/2008, Báo Công An Nhân Dân đăng bài chuyên đề với tít (Link) “Bao giờ “quên” được người Thái?”. Cụ thể có đoạn trích mở đầu: “Cái thua của U.21 Việt Nam trước lứa trẻ người Thái tại sân chơi U.21 quốc tế hôm rồi, lại thêm một lần nữa buộc bóng đá Việt phải nhớ đến Thái Lan trong nỗi buồn thất bại…”

Ngày 11/10/2015, Báo Dân Việt có bài báo tựa đề (Link) “Bóng đá Việt Nam và chuyện cửa dưới trước người Thái”. Cụ thể có đoạn trích như thế này: “Chưa bao giờ Việt Nam có được một thế trận tấn công chủ động trước người Thái. Số trận thắng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay trong hơn 20 lần gặp nhau suốt 20 năm qua. Thế nên, nếu phải đá phòng ngự trước Thái Lan vào ngày 13.10 dù được chơi trên sân nhà tới cũng là điều bình thường.”

Ngày 15/10/2015, Báo Thanh Niên có bài chuyên đề với tít (Link): “Bóng đá Việt Nam bao giờ bắt kịp Thái Lan? 20 năm vẫn chưa có câu trả lời”. Tác giả của báo Thanh Niên đề cập câu hỏi hóc búa này trong một buổi họp của Liên đoàn bóng đá Việt Nam trước trận thua Thái Lan 0-3 tại vòng loại World Cup 2018. VFF đã không thể trả lời được câu hỏi này và cố gắng vội vã rời khỏi buổi họp để ra sân Mỹ Đình và rồi chứng kiến một thất bại cay đắng hôm đó. Trong bài có đoạn trích: “Việc đội tuyển Việt Nam không thể khuất phục đối thủ ngay trên sân Mỹ Đình do lỗi học trò cùng lỗi của cả một nền bóng đá.”

Việt Nam - Thái Lan - Những tiêu đề của các bài báo trong quá khứ

Và còn rất nhiều những bài báo, những chuyên gia bóng đá và cả những người làm bóng đá khác nói về sự sợ hãi, những nỗi khiếp sợ của các cấp đội tuyển Việt Nam trước người Thái. Đó ắt hẳn là một ám thị tiêu cực ảnh hưởng đến ý thức và gieo vào tiềm thức những điều không mong muốn.

Thời cổ đại, Hermes Trismegistus nổi tiếng là một đạo sĩ vĩ đại và quyền lực bậc nhất. Nhiều thế kỉ sau khi ông qua đời, mộ ông được khai quật trước sự hiếu kỳ và mong mỏi lớn lao của nhiều người bởi họ tin rằng bí mật vĩ đại nhất của mọi thời đại sẽ được tìm thấy trong nấm mộ của vị huyền nhân này. Và sự thật đúng là như vậy. Đây là dòng chữ bí mật đó:

“Trong thế nào, ngoài thế ấy;

Trên thế nào, dưới thế ấy.”

Nói cách khác, bất kỳ điều gì được ghi vào tiềm thức cũng sẽ được hiển thị trên màn hình không gian (điều mà chủ thể có thể tưởng tượng và hình dung ra trong não bộ). Nếu chúng ta suy nghĩ một cách tiêu cực và ác ý, những ý nghĩ này sẽ sản sinh các cảm xúc mang tính phá hoại và thường được biểu lộ ra bên ngoài thành những trạng thái ung loét, rối loạn, căng thẳng và lo lắng.

“Cầu thủ Việt Nam có những tố chất mà cầu thủ Nhật Bản hay Hàn Quốc không có, như tốc độ, kỹ thuật hay một chút gì đó là thể lực. Họ không cần phải thiếu tự tin”.

“Chúng ta là người Việt Nam. Hãy chiến đấu để xứng đáng với điều đó và tình cảm của người hâm mộ”.

“Tôi đang mặc chiếc áo có cờ Việt Nam và tôi thấy mình phải có trách nhiệm tuyệt đối với lá cờ ấy, dù tôi là người Hàn Quốc”.

“Đã là HLV thì phải dạy cho cầu thủ 2 điều, thứ nhất là bóng đá bởi họ là cầu thủ, điều thứ hai là phải dạy họ về nhân tính, tính cách, sự nhân văn”.

“Tại sao chúng ta phải cúi đầu? Chúng ta không phải cúi đầu, chúng ta đã cố hết sức rồi”.

“Không bao giờ được cúi đầu”.

Việt Nam - Thái Lan -Những câu nói đề đời của HLV Park Hang Seo trong 2 năm đương nhiệm

Đó là một cơ số nhỏ những ám thị tích cực rất giá trị được Park Hang Seo truyền tải vào tất cả cầu thủ con cưng của ông mà truyền thông Việt Nam đã ghi nhận. Chúng ảnh hưởng đến cả một nền bóng đá, từ những nhà làm bóng đá, chuyên gia, giới truyền thông và các đơn vị đồng hành cùng đội tuyển. Điều đó chỉ mới diễn ra trong một thời gian rất ngắn sau hai năm cầm quyền của HLV người Hàn.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem nếu tất cả các bên liên quan trong ngành thể thao đều hướng đến những ám thị tích cực, những ý thức tốt để gieo vào tiềm thức những hạt giống giá trị một cách xuyên suốt thì tương lai của nền thể thao nước nhà sẽ như thế nào? Đặc biệt là bóng đá sẽ trở thành một thế lực mới hay không?

Người Hàn Quốc vực dậy bằng một hoạch định tâm huyết của nhà lãnh đạo lỗi lạc Park Chung-Hee. Sau vụ đảo chính ngày 16/5/1961 và lên nắm quyền 2 tháng sau đó, Park Chung Hee đã nói trước 20.000 sinh viên đại học Seoul như sau: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. 

Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng chính kiến với tôi. Nhưng tôi xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đề ra”. Và giờ đây họ đã vươn mình ra thế giới bằng một Tiềm thức màu mỡ và mãnh liệt.

Người Nhật mang trong mình một dòng máu Samurai, một cường quốc về kinh tế, một trong những đế quốc phát xít trước chiến tranh thế giới thứ hai. Tính cách, lối suy nghĩ và lịch sử của dân tộc này đã ảnh hưởng đến Tiềm thức xuyên suốt của họ trong suốt chiều dài lịch sử.

Việt Nam - Thái Lan - Đảo ngược vị thế để trở thành thế lực mới của Bóng đá Châu Á

Thành công của bóng đá Việt Nam ngày nay vô tình tạo ra một chuỗi các ám thị tiêu cực cho các kình địch trong khu vực và ngoài biên giới ấy. Các cấp độ đội tuyển Việt Nam không còn sợ hãi trước Thái Lan nữa. 

Thậm chí ở chiều hướng ngược lại, chính bóng đá Thái Lan đã tự tạo ra những ám thị tiêu cực sau những trận thua đau của họ với các cấp độ đội tuyển của Việt Nam. Trong đó đáng kể nhất là 2 trận thua của U23 Thái Lan (0-4) và U19 Thái Lan (0-1) trước các thầy trò của ông Park và ông Troussier.

Việt Nam - Thái Lan - HLV Nishino và Marwijk trả lời phỏng vấn hôm 1311

Ám thị tiêu cực này ảnh hưởng cả những người mới đến, dù họ ở tầm đẳng cấp quốc tế. Vào ngày 13/11/2019, HLV Nishino đã trả lời trong buổi họp báo trước trận Thái Lan và Malaysia rằng:  “Tôi không quan tâm đến những trận đấu đã qua. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào việc tuyển Thái Lan tiến bộ như thế nào qua các trận đấu. Ví dụ nếu Thái Lan tiếp tục thắng UAE, Malaysia và thua Việt Nam, tôi nghĩ cửa đi tiếp vẫn rộng mở. Các đội bóng vì thế phải chú ý vào việc cải thiện phong độ”. Ở một góc nhìn nào đó người viết nghĩ rằng Nishino đã gián tiếp nói với truyền thông Thái Lan rằng họ có thể sẽ thất bại. Liệu đây có phải là một ám thị tiêu cực? Trận đại chiến này sẽ diễn ra vào ngày 19/11/2019 trên sân vận động Mỹ Đình và cùng chờ xem chuyện gì sẽ diễn ra.

Tiếp đến, xét về yếu tố khách quan, điều này cũng diễn ra tương tự với UAE của HLV Bert van Marwijk khi mà chính giới truyền thông nước này cũng vô tình tạo ra một ám thị tiêu cực cho chính đội tuyển của họ trước đại chiến với Việt Nam. Tờ báo 24.ae của UAE có bài viết: ‘Thua Việt Nam, Van Marwijk sẽ mất chức’. Thậm chí ngay cả chính HLV Bert van Marwijk cũng vô tình ‘ám thị’ khi “thừa nhận” ĐT Việt Nam là đội mạnh nhất bảng G.

Kết quả là vào đêm 14/11 đầy “sao” tại Mỹ Đình, Việt Nam tự tin đánh bại UAE với một chiến thắng thuyết phục dù chỉ với tỉ số sát nút 1-0. Thuyết phục ở chỗ các cầu thủ không có bất cứ 1 sai lầm nào trong suốt 90′. Thậm chí, trong 35 phút đầu tiên, UAE không thể có nổi một pha bóng nguy hiểm nào trước vòng cấm địa của đội chủ nhà.

Vậy để trả lời cho câu hỏi lớn Đội tuyển Việt Nam - Bóng đá Việt Nam bao giờ bắt kịp Thái Lan? Bản thân người viết cũng đã tự tìm ra cho mình câu trả lời bằng một câu hỏi khác Việt Nam - Bao giờ thể hiện được sức mạnh Tiềm thức?. Ngày 19/11 tới đây khi đối đầu với tuyển Thái Lan rất mạnh dưới quyền của HLV vừa dự World Cup cùng Đội tuyển Nhật Bản - Akira Nishino, liệu Việt Nam sẽ đối đầu bằng tâm thế nào? Tâm thế của kẻ bất bại hay là kẻ dẫn đầu?

Viet Nam Thai Lan - Ket qua 3 tran dau cua doi tuyen Viet Nam VLWC 2022

Người viết tin rằng nếu HLV Park Hang Seo tiếp tục có thêm những ám thị tích cực thông qua giới truyền thông; khán giả và NHM ‘ám thị’ tích cực trên mạng xã hội; truyền hình và báo chí tiếp sức vào chuỗi hành động này thì nhiều khả năng, Thái Lan sẽ phải đối mặt với 1 đội bóng rất mạnh. Đó là đội bóng vừa đánh bại cái tên đang nằm Top 4 của Châu Lục.

William James, cha đẻ của ngành tâm lý học Mỹ, nói rằng sức mạnh làm lay chuyển thế giới nằm trong tiềm thức. Nó được nuôi dưỡng bởi những nguồn suối tiềm tàng được gọi là quy luật của sự sống. Bất cứ điều gì bạn ghi vào tiềm thức, nó sẽ làm mọi cách để hiện thực hóa điều đó. Vì vậy, hãy ghi khắc vào tiềm thức những ý niệm đúng đắn và những suy nghĩ tích cực.

Xin dùng đoạn văn trên nói về sức mạnh tiềm ẩn của Tiềm thức để thay cho lời kết, thay cho câu trả lời Việt Nam - Chúng ta là ai? Khi chính các cầu thủ hiểu được lời giải này, họ sẽ cho người Thái và cả Châu Á biết được bóng đá Việt Nam sẽ có sức mạnh như thế nào trong tương lai. 

Tác giả: Nam Chương
Đồ họa: Kim Thành

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Tin Đọc Nhiều Nhất

Bình Luận