Indonesia vs Việt Nam: Ký ức kinh hoàng về đêm trường tăm tối
Việt Nam đang có phong độ tốt và được xem là cửa trên khi làm khách của Indonesia, đội đang...
Read more“Đã được bốc vào bảng này thì nhất bảng luôn đi!” - đó là câu nói đùa của rất nhiều người sau khi theo dõi lễ bốc thăm vòng loại thứ hai khu vực châu Á - World Cup 2022 vào chiều qua.
Nhưng thật trớ trêu rằng, câu đùa vui ấy có khi lại là cửa đi tiếp sáng nhất của Việt Nam, khi một lần nữa muốn cụ thể hóa ước mơ tiến sâu vào vòng loại, hay xa hơn nữa là giành chiếc vé dự VCK Cúp Thế giới chúng ta hằng mơ ước.
Bầu không khí lúc đó là cực kỳ căng thẳng, kịch tính đến nghẹt thở. Tín hiệu truyền hình buổi lễ bốc thăm ở Kuala Lumpur cho thấy, bảng G - vốn đã có 3 đội Đông Nam Á là Thái Lan, Malaysia, Indonesia - bất ngờ đón thêm Việt Nam vào chung vui.
Bất ngờ đã xảy ra, bảng đấu hi hữu nhất trong lịch sử đã lộ diện. Nhưng gượm đã, chúng ta vẫn còn chờ ông lớn cùng tham gia sẽ là ai.
Lần lượt 5 đội hạt giống số một được xếp vào vị trí, để rồi chỉ còn Hàn Quốc, Nhật Bản và UAE cho 3 suất của các bảng cuối F, G, H. Những người Việt Nam bắt đầu lo lắng. Tất nhiên tầm này họ không “ngán” ai, nhưng tránh voi sẽ chẳng xấu mặt nào.
Nhật Bản được xếp vào bảng I, sự căng thẳng giảm đi một chút, để rồi người Việt vỡ òa khi UAE trở thành vị khách cuối cùng của bảng G, còn Hàn Quốc hội ngộ người “anh em” Triều Tiên ở bảng H.
Cùng bảng với UAE, Thái Lan, Malaysia và Indonesia - thoạt nhìn qua, là kết quả bốc thăm cực kỳ thuận lợi cho nhà vô địch Đông Nam Á, và lại cực kỳ có duyên với các đối thủ Tây Á như Việt Nam. Song thực tế, chuyện lại không hề đơn giản.
Lịch sử chỉ ra, kể từ sự kiện Đổi Mới ở Việt Nam (năm 1986), chỉ có 9 đội Châu Á từng lọt vào VCK World Cup gồm Hàn Quốc (9 lần), Nhật Bản (6), Iran (5), Saudi Arabia (5), Australia (3) và Trung Quốc, Iraq, Triều Tiên, UAE (cùng 1 lần).
Thống kê đó cho thấy, để một đội nằm ngoài 9 “ông lớn” kia chen chân giành vé, hoặc tiến sâu ở vòng loại thôi cũng là chuyện rất khó. Đây là đấu trường rất khắc nghiệt, nhất là với đội bóng non trẻ và chưa từng lọt vào vòng loại cuối cùng như Việt Nam.
Ngoài UAE đứng “chặn cửa” để nhắc nhở về thử thách khó nhằn ấy, thì 3 đối thủ Đông Nam Á còn lại cũng không hề dễ xơi.
Luật thi đấu vòng loại thứ hai này quy định, 8 đội nhất các bảng cùng 4 đội nhì có thành tích tốt nhất sẽ tiến vào vòng loại cuối cùng. Vin vào luật đấu ấy, nhiều người kỳ vọng Việt Nam sẽ thắng thật đậm 3 đội Đông Nam Á để ít nhất cũng nắm được suất của 1/4 đội nhì bảng ấy.
Song đáng tiếc, khả năng ấy lại rất khó xảy ra, khi những gã hàng xóm đã hiểu quá rõ lối chơi của Việt Nam qua lịch sử đối đầu dày dặn nói chung, và qua theo dõi hành trình của thầy trò HLV Park Hang-seo gần đây nói riêng.
Hãy nghe cựu danh thủ Lê Công Vinh nhận định: “Đây là một bảng đấu mạnh chứ không yếu. Các đối thủ của chúng ta là Thái Lan, Malaysia, Indonesia đều mạnh chứ không phải Brunei hay Timor Leste. Bởi vậy, chúng ta không nên vội mừng”.
“Đối thủ còn lại là UAE. Xét về vị trí, họ là đội mạnh nhất. Nhưng tôi lại không lo lắng vì chúng ta rất có duyên với các đội bóng Tây Á. Mấu chốt vẫn là những đối thủ ở Đông Nam Á”.
“Chúng ta đang có một thế hệ cầu thủ tài năng nên đá sân khách cũng không còn lo lắng như trước. Nhưng như tôi đã nói, thách thức sẽ đến từ các đội Đông Nam Á. Họ quá hiểu Việt Nam và chúng ta đang chịu chút áp lực vì được xem như cửa trên”.
Niềm hi vọng lớn nhất của Việt Nam - tiền vệ Nguyễn Quang Hải cũng nhất trí với đàn anh: “Theo tôi bảng G không hề đơn giản vì tất cả các đội Đông Nam Á đều hiểu khá rõ về nhau nên mình cần phải có sự chuẩn bị về mọi thứ tốt nhất”.
Đoàn Văn Hậu có phát biểu tương tự: “Bảng đấu rất khó nhằn vì Đông Nam Á chạm trán nhau liên tục nên rất khó chịu. Nhiều người sẽ cho rằng đây là bảng nhẹ nhưng thực tế không phải vậy đâu. Khó chịu lắm. Đội nào cũng hay. Tôi đánh giá cao tất cả các đối thủ. Nhưng dù đó là ai, vào sân là đá hết mình”.
Và Phạm Đức Huy cũng nghĩ như vậy: “Có thể, ĐT Việt Nam không phải di chuyển nhiều nhưng bảng đấu này khá khó khăn. Nếu gặp đội ‘mềm’ hơn ở nhóm hạt giống số 4 thì tốt hơn. Còn về UAE, ĐT Việt Nam hoàn toàn có thể làm nên chuyện khi đối đầu với đội bóng này”.
Nói thế để thấy, cửa hợp lý nhất của Việt Nam là cố gắng làm nên chuyện trước UAE - như Đức Huy đã nói, và chiến đấu thật cẩn trọng trước những đội Đông Nam Á để xây chắc ngôi đầu bảng G!
“ĐT Việt Nam từng thể hiện trình độ và khả năng tấn công đặc sắc ở vòng chung kết Asian Cup 2019. Họ để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng những người theo dõi giải đấu” – đó là phát biểu của HLV trưởng ĐT UAE, Bert van Marwijk ngay sau khi biết kết quả bốc thăm.
Vị chiến lược gia từng dẵn dắt ĐT Hà Lan vào CHUNG KẾT WORLD CUP 2010 rõ ràng đã theo dõi kỹ ĐT Việt Nam, và dành nhiều sự tôn trọng cho đoàn quân của HLV Park Hang-seo. Song có lẽ, ông chưa nắm được việc Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về lực lượng ở nhiều tuyến, vì nhiều lý do khác nhau.
Ở hàng công, nơi Van Marwijk dè chừng nhất, Việt Nam đang tạm mất tiền đạo có khả năng xoay sở và dứt điểm một chạm tốt bậc nhất đội - Phan Văn Đức. Hàng loạt cầu thủ trợ công tốt như Quang Hải hay wingback Vũ Văn Thanh đang phập phù phong độ - điều được thể hiện trong thế trận tẻ nhạt của cuộc thư hùng Hà Nội vs HAGL (1-1) tối qua.
Trung phong số một nhưng đã 33 tuổi - Nguyễn Anh Đức sẽ phải tiếp tục gồng gánh hàng công trong hơn 1 năm tới của chiến dịch này, và việc duy trì phong độ cao ở độ tuổi ấy, trong một giai đoạn không ngắn như vậy là tương đối khó. Hỗ trợ cho anh, rất may mắn, là một Nguyễn Văn Toàn đang đạt phong độ cao. Việc Toàn giữ được đà phát triển đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích của Việt Nam trong những trận đấu đầu tiên sắp tới của vòng loại.
Ở hàng thủ, nền tảng quan trọng nhất cho thành công của Việt Nam trong một năm qua, đang hổng một lỗ lớn khi Trần Đình Trọng tạm nghỉ thi đấu vì chấn thương. Trong bối cảnh những giải pháp thay thế như Nguyễn Thành Chung tỏ ra đuối sức, thì những chiến hữu trong “đội Vệ vương” của Trọng - đội trưởng Quế Ngọc Hải hay trung vệ Đỗ Duy Mạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn nữa trong những trận đấu tới.
Kết lại, những người chịu trách nhiệm vá những lỗ hổng ấy, đương đầu với những khó khăn đó để giúp Việt Nam vượt qua vòng loại thứ hai World Cup 2022 sẽ vẫn là HLV Park Hang-seo và các cộng sự. Bộ sậu HLV người Hàn Quốc này từng bày tỏ quyết tâm và tham vọng lớn với vòng loại này, khi liên tục đàm phán để ông Park chỉ nắm quyền chính ở ĐTQG Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Đã đến lúc, những bậc thầy huấn luyện của xứ Kim Chi cần chứng tỏ khát vọng của mình. Còn việc của chúng ta, là cổ động và ủng hộ hết mình cho dự án của họ!
Việt Nam đang có phong độ tốt và được xem là cửa trên khi làm khách của Indonesia, đội đang...
Read morePhía sau pha ăn mừng mang phong cách Cristiano Ronaldo sau khi sút tung lưới Malaysia, không chỉ là cảm...
Read moreChưa đầy một năm sau cuộc thư hùng ở Chung kết AFF Suzuki Cup 2018, đại chiến Việt Nam vs...
Read moreBa biến cố lớn nhất trong cuộc đời – có giá trị tham khảo cả trong bóng đá lẫn cuộc...
Read moreVietnam9 xin gửi đến các độc giả bản dịch bài tự sự rất hay, nhiều chi tiết độc và giàu...
Read moreTròn 10 năm từ ngày Bình Dương “quẩy nát” ở AFC Cup 2009, V.League mới có thêm một đại diện...
Read moreMinh Vương là cái tên sáng nhất đêm qua của V.League. Cú hat-trick vào lưới Hải Phòng không chỉ giúp...
Read moreHọ đã sớm phải lòng nhau chỉ sau vài trận đấu. Dani Ceballos, tiền vệ tài hoa bị Real Madrid...
Read moreVietnam9.net xin gửi đến quý độc giả bản dịch hoàn chỉnh bài viết của chính Trent Alexander-Arnold, kể về câu...
Read moreVietnam9 - "Từ khi quen em, anh đã biết bối rối; Vì những lúc thoáng nghe em cười". Xin mượn...
Read more